Vô sinh ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tình dục nữ?

Vô sinh ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tình dục nữ?

Vô sinh là một trọng tâm trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Điều trị vô sinh là nhu cầu cấp thiết cho những cặp vợ chồng vô sinh nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và phát triển xã hội.

Tải bản PDF TẠI ĐÂY

Nguồn: Sách Đại cương sức khỏe tình dục – Chương 2: Rối loạn chức năng tình dục nữ

Vô sinh và chức năng tình dục nữ

Nhà xuất bản Y học

Chủ biên: PGS.TS.BS. Lê Minh Tâm

Biên soạn

PGS.TS.BS. Tôn Nữ Vân Anh

ThS.BS. Hồ Trần Tuấn Hùng

ThS.BS. Nguyễn Đắc Nguyên

ThS.BS. Trần Thị Như Quỳnh

ĐẠI CƯƠNG VỀ VÔ SINH

Tổng quan về vô sinh

Vô sinh là một trọng tâm trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Điều trị vô sinh là nhu cầu cấp thiết cho những cặp vợ chồng vô sinh nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và phát triển xã hội.

Thông thường, sau 12 tháng chung sống, khoảng 85% các cặp vợ chóng có thể mang thai tự nhiên. Theo thống kê, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8-12% các cặp vợ chồng. Ở Việt Nam, vô sinh chiếm khoảng 8% cặp vợ chồng, tương đương gần một triệu trường hợp.

Một vấn đề đáng quan tâm khi tiếp cận cặp vợ chồng vô sinh là tình trạng căng thẳng, rối loạn tâm lý và chịu áp lực. Mặc dù vô sinh có thể không phải là một bệnh lý ảnh hưởng tính mạng hay tổn thương thực thể rõ ràng, tuy nhiên, vỏ sinh có thể gây ra cảm giác xấu hổ, tội lỗi và tự ti, hay thậm chí là sự phân biệt đối xử của xã hội và sự kỳ thị. Quá trình điều trị vô sinh cũng là một chặng đường gian nan và đầy thử thách, bao gồm cả gánh nặng về tinh thần và kinh tế cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là người phụ nữ. Dù nguyên nhân vô sinh có thế xuất phát từ phía người chống, người vợ hay cả hai phía thì người phụ nữ luôn là người chịu nhiều áp lực. Họ thường cảm thấy cô đơn, lo lắng, thiếu tập trung và giảm ham muốn tình dục. Những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến các mức độ nặng của trầm cảm, lo âu, đau khổ và giảm chất lượng sống Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ vô sinh cao hơn gấp đôi so với nhóm phụ nữ có chức năng sinh sản bình thường. Các báo cáo cũng cho thấy gần một nửa số cặp vợ chồng vô sinh hiểm muộn có rối loạn về tâm lý, trong đó người vợ chịu áp lực nhiều hơn người chồng.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tình dục ở các trường hợp vô sinh là một vấn đề đáng quan tâm

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mức độ trầm cảm liên quan đến rối loạn cương, xuất tỉnh sớm ở nam, lo âu liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ, rối loạn cương và xuất tính sớm; stress chỉ liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ.

Định nghĩa vô sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG): một cặp vợ chồng được gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm, quan hệ tình dục đều đặn và không dùng biện pháp tránh thai mà văn không có con.

Phản loại vô sinh

Dựa vào tiền sử, vô sinh được chia thành 2 loại:

  • Vô sinh nguyên phát: hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù sống cùng nhau trên một năm, quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
  • Vô sinh thứ phát: hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc có thai, nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm, quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Nguyên nhân vô sinh

Khả năng mang thai có thể đạt được khi thoả mãn các điều kiện gồm: sự phát triển nang noãn và phóng noãn; sự sản xuất tỉnh trùng đảm bảo chất lượng; tinh trùng gặp được noãn; sự thụ tinh, làm tổ phát triển tại tử cung cho đến khi thai đủ trên 37 tuần. Khi có bất kỳ rối loạn ở giai đoạn nào trong chuỗi hoạt động sinh sản đều có thế dẫn đến kết cục bất lợi. Như vậy, nguyên nhân vô sinh có thể đến từ phía người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai. Thống kê cho thấy khoảng 30-40% các trường hợp vỏ sinh có nguyên nhân nam giới đơn thuần, 40% do nữ giới, 10% nguyên nhân kết hợp và 10% chưa rõ nguyên nhân,

Nhìn chung, nguyên nhân vô sinh được chia thành nhiều nhóm chính như: rối loạn phóng noãn (35%), giảm dự trữ buồng trứng (15%), bất thường vòi tử cung (35%), bát thường âm đạo và tử cung (3%), lạc nội mạc tử cung (35%), bát thường tính trùng (40%), rối loạn chức năng tình dục (5%) và chưa rõ nguyên nhân (10%).

Chức năng sinh sản phụ thuộc cả hai vợ chóng và chịu sự ảnh hưởng của nhiều cơ quan khác trong cơ thế. Tiếp cận đánh giá khả năng sinh sản một cặp vợ chồng vô sinh cán đảm bảo nguyên tắc khám toán diện, khám cả hai vợ chồng và chỉ định thăm dò thường quy hay chuyên sâu phù hợp từng trường hợp cụ thể.

vo sinh nu 1Nguyên nhân vô sinh

VÔ SINH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NỮ

Mối liên quan nhân quả giữa rối loạn tình dục nữ và vô sinh

Mặc dù rối loạn tình dục nữ và vô sinh có thể cùng tồn tại trong một bệnh cảnh như bệnh lý nội tiết hoặc co thắt âm đạo có thể là nguyên nhân hiếm cản trở khả năng sinh sản, tuy nhiên thông thường rối loạn tình dục là hậu quả của vô sinh và điều trị vô sinh.

Rối loạn tình dục nữ là hậu quả của vô sinh

Thỏa mãn tình dục được xem là nội dung tình dục phản ánh chất lượng cuộc sống, có bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự mong con hay không, được báo cáo không nhất quán. Một số nghiên cứu thấy không có sự khác biệt, một số khác thì hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn so với đối tượng có khả năng sinh sản.

Các rối loạn tình dục khác xác định theo DSM-IV, được chỉ ra tăng tỷ lệ mắc ở đối tượng đảng mong con trong nhiều nghiên cứu.

Với những cặp vợ chồng không còn hy vọng có con, một vài nghiên cứu báo cáo có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục, như tình dục đã trở nên vô nghĩa khi không còn triển vọng sinh sản hay không còn cảm thấy bất kỳ ham muốn tình dục nào và đời sống tình dục bị tổn hại nghiêm trọng sau 20 năm điều trị vô sinh không thành công.

Wince JP đề cập đến những thay đổi về hành vi tình dục vì mục đích cố gắng để có thai. Hoạt động tình dục khi có mục đích chính là sinh sản thì sẽ được thực hiện theo lịch hơn là tự phát thường đi cùng cảm giác bị thúc ép, áp lực, không còn quan tâm đến sự gợi tình và thỏa mãn lẫn nhau, bỏ qua sự tương tác về cảm xúc và thân mật.

Thời gian vô sinh kéo dài thì giao hợp có lẽ cũng đi cùng cảm giác thất bại, làm cho bản thân thấy vô dụng, kém cỏi, thiếu năng lực tình dục. Các cảm xúc tiêu cực này làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức về hình ảnh cơ thế, bản sắc giới, cảm thấy thiếu nữ tính và rồi thiếu tự tin trong các hoạt động tình dục.

Xem thêm:   Nhiệt độ nóng cực đoan và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối tượng vô sinh còn tăng nguy cơ rối loạn tình dục do chịu nhiều áp lực tâm lý như căng tháng, lo lắng, trầm cảm, Các áp lực này thường xuất phát từ định kiến của xã hội, thúc ép của gia đình và các cảm xúc tiêu cực của bản thân như cảm giác bị kỳ thị, thất vọng, lo lắng cho tuổi già không con cái…., đặc biệt nghiêm trọng trong các nền văn hóa ngoài phương Đông.

 Rối loạn tình dục nữ là hậu quả của chẩn đoán và điều trị vô sinh

Một số nguyên nhân vỏ sinh có thể điều trị phục hói như suy tuyến sinh dục trung ương, tăng prolactin máu, cường giáp, suy giáp … Điều trị các rối loạn này có thể cải thiện cả chức năng sinh sản vì tình dục. Tuy nhiên, phần lớn các cặp vô sinh đều cần hỗ trợ sinh sản, với các quy trình chẩn đoán và điều trị kéo đài, có thể tổn hại đến đời sống tình dục.

Một số nghiên cứu báo cáo giảm tần số giao hợp, ham muốn tình dục và thỏa mãn tình dục sau khi nhận thông báo kết quả chẩn đoán, so với trước khi thăm dò vô sinh. Sau điều trị IUI 3 tháng cũng được báo tăng làm gia tăng rối loạn tình dục. Một phân tích đa biến ở người vợ trong cặp vô sinh Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra tiền sử có điều trị vô sinh gây tăng nguy cơ rối loạn tình dục lên hơn 3 lần (OR 3,07, 9s% CLI,63-576,p <0,001).

Các biện pháp điều trị như theo dõi nang noãn và chỉ định giao hợp vào những ngày phóng noãn xâm phạm vào đời sống tình dục của cặp vợ chóng. Gia tăng rối loạn tình dục được cho là có liên quan đến căng thẳng với các biện pháp, quy trình theo dõi nang noãn, canh ngày rụng trứng và hoạt động tình dục có bản chất ép buộc với khung thời gian chặt chẽ, thiếu cảm giác riêng tư.

Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm cũng tăng nguy cơ rối loạn tình dục. Cặp vợ

chồng, đặc biệt là người vợ, chịu áp lực từ chu kỳ điều trị vì phải theo dõi chặt chẽ, chịu nhiều can thiệp xâm nhập và có thể có tác dụng phụ của thuốc nội tiết như tăng cân, thay đổi tâm trạng….

Ảnh hưởng của điều trị vô sinh không phải là những sự kiện rời rạc mà là một quá trình tiến triển kéo dài qua các chu kỳ điều trị, cùng với cảm giác hy vọng và tuyệt vọng, ít có khả năng tiên lượng và kiểm soát.

Rối loạn tình dục nữ và vô sinh trong bối cảnh y khoa

Chức năng tình dục và sinh sản nữ có thể cùng bị ảnh hưởng trong một số bối cảnh y khoa, như: các bệnh lý về nội tiết, ung thư, thuốc và hậu quả của một số điều trị y khoa khác.

Về rối loạn nội tiết, các rối loạn dẫn đến thiếu hụt testosterone và estrogen là những nguyên nhân phó biến, ảnh hưởng đến sự phát triển của đường sinh dục, hành vi tình dục và ham muốn tình dục. Suy tuyến sinh dục trung ương là tình trạng bệnh phó biến nhất, có thể bám sinh (như hội chứng Kallmann) hoặc mắc phải (như tăng prolactin máu) hoặc vô căn. Trong bệnh cảnh này, bên cạnh suy giảm ham muốn tình dục, đau khi giao hợp do khô âm đạo là một trong những triệu chứng phó biến.

Ung thư và điều trị ung thư đã được biết có ảnh hưởng sâu sắc đến chức năng tình dục và sinh sản, có thế do tâm lý, do nội tiết tố, do thuốc, thứ phát sau tổn thương cấu trúc giải phẫu … Các hậu quả do điều trị y khoa thường được đề cập là phẫu thuật vùng chậu, cắt bỏ buồng trứng, tử cung…, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc hướng thần điều trị chống trầm cảm, liệu pháp hormone thay thế hoặc ức chế trục dưới đồi – tuyến yên.

Tỷ lệ rối loạn tình dục nữ

Các nghiên cứu đã công bố có tỷ lệ rối loạn tình dục chênh lệch rất lớn, đặc biệt là không nhất quán về sự phó biến giữa các rối loạn tình dục đặc trưng. Một vài nghiên cứu được tìm thấy trước năm 2007, đánh giá tình dục nữ bảng các công cụ không chuẩn hóa. Từ năm 2008, các nghiên cứu đã sử dụng các công cụ chuẩn hóa, hoặc dược chẩn đoán lâm sàng theo tiêu chuẩn DDSM-TV. Công cụ được dùng phó biến nhất là FSF] của Rosen.

Tỷ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ vô sinh sử dụng công cụ không chuẩn hóa được tìm thấy trong vài nghiên cứu. Đầu tiên là Văn zyl JA báo cáo ở Nam Phi tỷ lệ rối loạn tình dục nữ là 28,8% (n=514), trong đó giao hợp đau chiếm S0%, giảm ham muốn tình dục 25,6%, rồi loạn cực khoái 21,8%, co thắt âm đạo 02%. Audi BM báo cáo ở Nigeria tỷ lệ rối loạn tình dục nữ là 39,2% (n=97), trong đó giao hợp đau chiếm 77%, giảm ham muốn tình dục 18,6%.

Iran có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này, có lẽ do đây là một quốc gia Hồi giáo, có nén văn hóa khác biệt với nhiều điều cầm ky ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tình dục. Khademi A sử dụng công cụ FQ – Sexual Function Questionnaire để đánh giá chức năng tình dục của 100 phụ nữ vô sinh, công bó kết quả 93% có ít nhất một rối loạn tình dục đặc trưng, với giảm hưng phần chủ quan 80,2%, giảm hưng phấn khách quan (tiết dịch bôi trơn) 71,6%, giao hợp đau 48%, giảm ham muốn tình dục 33,3% và rồi loạn cực khoái 22,8%. Jamali S sử dụng công cụ FSFI phiên bản Iran, báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục 87,1% ở 502 phụ nữ vô sinh. Bakhtiari A phỏng vấn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV ở 236 phụ nữ vô sinh, báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục là 55,5%, với giao hợp dau 28%, phói hợp đồng thời cả giảm ham muốn và rồi loại cực khoái là 26,3%, co thắt ảm đạo 15,2%, giảm hưng phấn tình dục 13,6%. Om Mani-Samani R, vào năm 2019, đã công bố một tổng quan hệ thống và phân tích gộp ở phụ nữ vô sinh iran, gồm 18 nghiên cứu góc, với 3419 phụ nữ vô sinh, cho ra kết luận tỷ lệ rối loạn tình dục nữ là 64,3% [95% KTC:533-753], giảm ham muốn tình dục là rối loạn phổ biến nhất, tiếp đến rồi loạn cực khoái.

Pakistan cũng có nền văn hóa Hồi giáo với rất nhiều điều cấm kỵ, chỉ tìm thấy một nghiên cứu của Ozturk S. và cs đã sử dụng công cụ “Index of Female Sexual Function” của Kaplan, trong mẫu 9ố phụ nữ vô sinh và 96 phụ nữ thuộc nhóm chứng, báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục cao đến 87,5%, hơn nhóm chứng.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi, có nhiều nghiên cứu về rối loạn tình dục nữ ở đối tượng vô sinh. Oskay UY dùng công cụ FSFI đánh giá 308 phụ nữ vô sinh, cho thấy tỷ lệ rối loạn tình dục là 61,7%. Turan V sử dụng cùng công cụ FSFI đánh giá chức năng tình dục cho 352 phụ nữ vô sinh và 301 phụ nữ trong nhóm chứng, cho thấy nhóm vò sinh có tỷ lệ rối loạn tình dục là 32,9%, cao hơn nhóm chứng. So với nghiên cứu của Oskay UY, Turan V trình bày độ tuổi trung bình và thời gian kết hôn trung bình thấp hơn (Turan V: tuổi 29,2 + 4,3, thời gian kết hôn 2,8 + 1,6; Oskay UY: tuổi 30,43 + 5,51, thời gian kết hôn 7,40 + 5,06). Nghiên cứu gần đây của Coskuner PD và cs đã sử dụng công cụ “Index of Female Sexual Function” ở mẫu 316 phụ nữ vô sinh cùng nhóm chứng, báo cáo nhóm vô sinh có tỷ lệ rối loạn tình dục 32,3% cao hơn nhóm chứng. Gabr AA sử dụng FSFI để đánh giá cho 200 phụ nữ vô sinh Ai Cập và 200 phụ nữ trong nhóm chứng, báo cáo nhóm vô sinh có tỷ lệ rối loạn tình dục 47%, cao hơn nhóm chứng. Hiệu chỉnh 15 yếu tố có thể gây nhiễu bởi hồi quy đa biến cho thấy vô sinh làm tăng nguy cơ rối loạn tình dục nữ lên 2,6 lần. Lo SS sử dụng công cụ FSFI phiên bản Trung Quốc, đánh giá cho 159 phụ nữ vỏ sinh Hồng Kông cho thấy tỷ lệ rối loạn tình dục là 32,5%.

Xem thêm:   Ung thư giai đoạn cuối đã được chữa khỏi hoàn toàn tại Mỹ

Salomao P. và cs sử dụng công cụ FSFI để đánh giá 96 phụ nữ vô sinh Brazil và 96 phụ nữ thuộc nhóm chứng, đã báo cáo kết quả không đồng thuận với nhiều nghiên cứu khác, đó là rối loạn tình dục nhóm vô sinh chiếm 33,57%, thấp hơn nhóm chứng.Nelson CJ đã báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục là 26% ở 121 phụ nữ vô sinh Mỹ bằng công cụ FSFI, ông cho rằng tỷ lệ này dường như không khác biệt so với dân số chung được báo cáo bởi Laumann EO.

Furukawa AP so sánh rối loạn tình dục ở 75 phụ nữ vô sinh Mỹ với 210 phụ nữ trong nhóm chứng bằng công cụ FSFI cho thấy tỷ lệ RL.TD ở nhóm vô sinh là 37,3% có xu hướng cao hơn nhóm chứng là 31,9%, dù chưa có ý nghĩa thống kê.

Drosdzol A sử dụng FSFI đánh giá cho 206 phụ nữ vô sinh Ba Lan và 190 phụ nữ trong nhóm chứng, báo cáo nhóm võ sinh có tỷ lệ RLCD là 17,5% cao hơn nhóm chứng là 12,1% nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,1 3)

Chỉ số FSFI là gì?Chỉ số FSFI là gì?

Các báo cáo trên đã mô tả tỷ lệ rối loạn tình dục trong các quán thế nghiên cứu là phụ nữ trong cặp vỏ sinh tìm kiếm dịch vụ điều trị sinh sản, một số trình bày là đối tượng nghiên cứu được thu thập dữ liệu tại lần đầu tiên đến khám tại nơi nghiên cứu. Qua các báo cáo này cho thấy tỷ lệ rối loạn tình đục nữ ở đối tượng này là từ 17,5% – 87,5%, sắp xếp một cách tương đối, theo mức độ phổ biến từ thấp đến cao là 17,5% ở Ba Lan, 26%-37,3% ở Mỹ, 28,8% ở Nam Phi, 32,5% ở Hồng Kông, 33,57% ở Brazil, 32,9-61,7% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 39,2% ở Nigeria, 47% ở Ai Cập, 64,3% ở Iran, 87,5% ở Pakistan, hầu hết cao hơn khi có so sánh với nhóm chứng có khả năng sinh sản, trừ 2 nghiên cứu ở Ba Lan và Mỹ xu hướng cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.

Một số nghiên cứu khác về tỷ lệ rối loạn tình dục nữ có liên quan với quá trình chẩn đoán và điều trị vô sinh, như tỷ lệ thay đói về chức năng tình dục sau chấn đoán, điều trị vô sinh so với trước đó, tỷ lệ rối loạn tình dục ở đối tượng phụ nữ vô sinh đã có kết quả chẩn đoán đang chờ điều trị, tỷ lệ rối loạn tình dục theo loại vô sinh, nguyên nhân vô sinh và một số can thiệp điều trị.

Tarlatzis báo cáo trong số 69 phụ nữ vô sinh Hy Lạp, 34,8% giảm thỏa mãn tình dục sau khi nhận kết quả chẩn đoán so với trước đó.

Millheiser báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục là 40% ở 1 19 phụ nữ vô sinh Mỹ đã có kết quả chẩn đoán đang chờ điều trị, cao hơn so với nhóm chứng. Keskin chỉ ra tỷ lệ rối loạn tình dục nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ với vô sinh nguyên phát là 64,8% (n79), thứ phát là 76,5% (n=39). Kuccu báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục ở các nhóm vô sinh có nguyên nhân nữ, nguyên nhân nam và không rõ nguyên nhân lần lượt là 43,3%; 54,8% và 51,9%, với mẫu tương ứng là 13, 17 và 42 phụ nữ vô sinh Anh. Eftekhar báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục nữ 57,7% ở 130 phụ nữ vô sinh Iran có hội chứng buồng trứng đa nang, Cả 5 nghiên cứu trên đều đánh giá chức năng tình dục bằng công cụ FAIL

Hurwitz báo cáo 50% trong số 40 phụ nữ vô sinh nguyên phát Nam Phi, tăng tỷ lệ rối loạn tình dục vào giai đoạn rụng trứng liên quan giao hợp vì mục đích mang thai.

Carter cho thấy phụ nữ vô sinh Mỹ đang đợi được nhận trứng hiến tặng có tỷ lệ rối loạn tình dục là 46,8% (n=47), đánh giá bảng FSFI Nghiên cứu của Bayar đã được trình bày trước đó ở 50 phụ nữ vô sinh nguyên phát Thổ Nhĩ Kỳ, tại thời điểm sau 3 tháng điều trị, báo cáo tỷ lệ rối loạn tình dục nữ là 72%, trong đó phân bố giảm ham muốn tình dục 20%, giảm hưng phấn tình dục 30%, rối loạn cực khoái 12%, phối hợp đóng thời rối loạn hưng phấn và cực khoái là 6% và rối loạn hưng phấn với giao hợp đau là 4%, sử dụng công cụ ASEX.

Các yếu tố liên quan với rối loạn tình dục ở đối tượng vô sinh

Ở phụ nữ vỏ sinh, các yếu tố liên quan với ri loạn tình dục bao gồm các yếu tố về vỏ sinh cùng nhiều yếu tố khác tương tự đối tượng có khả năng sinh sản, do đáp ứng tình dục nữ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tổ như văn hóa – xã hội, tuổi, lối sống, sức khỏe tinh thần và thể chất, mối quan hệ và bạn đời…

Một số yếu tố đã được báo cáo trên các trường hợp này, bao gồm:

Các yếu tố về nhân khẩu xã hội học, bạn tình và mối quan hệ: các yếu tố này được đánh giá trong rất nhiều nghiên cứu, tuy nhiên chỉ ít nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan giữa một hoặc vài yếu tố này với rối loạn tình dục nữ ở đối tượng vô sinh, hầu hết là quả phân tích đơn biến. Tuổi càng lớn, tuổi chóng càng lớn, trình độ học vấn thấp, trình độ học vấn của chồng thấp, thu nhập thấp, thời gian kết hôn dài là các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tình dục đã được báo cáo. Ali Rezaei $ còn bổ sung các yếu tố ít hài lòng hôn nhân, ít thỏa mãn về vẻ ngoài của bạn tình. Tuổi đã duy trì được mối liên quan với rối loạn tình dục quả phân tích đa biến trong nghiên cứu của Parkour AH và của Davari TF. Thời gian kết hôn > 3 năm cho thấy tăng nguy cơ rối loạn tình dục nữ theo phân tích đa biến của Turan V.

Thừa cân và béo phì: đánh giá dựa trên BMI (Body Mass Index), được Jamali S phân tích mô tả cắt ngang từ 502 phụ nữ vô sinh Iran, cho thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng tình dục nữ.

Áp lực tâm lý: gia tăng áp lực tâm lý ở đối tượng vỏ sinh đã có rất nhiều bằng chứng, tuy nhiên mối liên quan giữa các yếu tố tâm lý và rối loạn tình dục ở phụ nữ vô sinh chỉ tìm thấy ở vài nghiên cứu, hấu hết được công bố rất gần đây. Nelson CJ báo cáo trầm cảm, được đánh giá bằng thang đo trầm cảm CES-D (Center for Epidemiological Studies Depression Scale) có xu hướng liên quan tiêu cực với chức năng tình dục nữ (r=-0,16,p < 0,06), đánh giá bằng công cụ FSFI, ở 121 phụ nữ trong cặp vô sinh My. Mối liên quan giữa trầm cảm và rối loạn tình dục nữ đã được khẳng định mạnh mẽ trong các nghiên cứu sau đó. Kuku SK tìm ra mối liên quan có ý nghĩa giữa trầm cảm đánh giá bằng thang do BDI (Beck Depression Inventory) với rối loạn tình dục đo bằng công cụ FSFI (kế cả các rối loạn tình dục đặc trưng), ở 142 phụ nữ vô sinh Anh. Kết quả này cũng được tái lập trong nghiên cứu của Shahraki Z ở 149 phụ nữ vô sinh Iran, không phụ thuộc vào vô sinh nguyên phát hay thứ phát. Đặc biệt là nghiên cứu của Parkour AH thông qua phân tích đa biến ở 604 phụ nữ vô sinh Iran, tuổi và trầm cảm (thang do HADS-Hospital Anxiety and Depression Scale) văn còn duy trì mối liên quan với rối loạn tình dục nữ (FSFI). Bakhtiari A thì tìm ra mối liên quan giữa các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, ám ảnh với chức năng tình dục, ở 236 nữ vô sinh Iran, bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV (p < 0,05). Jumayev Ï thì báo cáo yếu tố stress trong cuộc sống làm gia tăng rối loạn tình dục nữ.

Các yếu tố vô sinh: các yếu tố nguy cơ liên quan đến vô sinh như loại vô sinh, nguyên nhân vô sinh, thời gian điều trị vô sinh… được tập trung nghiên cứu ở đối tượng này. Davari TF báo cáo vô sinh nguyên phát và thứ phát, không có sự khác biệt về chức năng tình dục, tuy nhiên qua nghiên cứu đa biến, Keskin cho thấy vô sinh thứ phát làm tăng nguy cơ rối loạn tình dục lên 9,5 lần. Về nguyên nhân vô sinh, Kuku SK báo cáo chức năng tình dục đánh giá bằng công cụ FSFI không khác biệt giữa ba nhóm nguyên nhân nữ, nguyên nhân nam và không rõ nguyên nhân. Drossel A cho thấy vô sinh nguyên nhân nam đơn thuần có thỏa mãn tình dục thấp nhất so với các nguyên nhân khác ở cả hai giới. Kizilay F thì báo cáo số lượng và chất lượng tính trùng trong mẫu tinh dịch đồ có liên quan thuận với điểm FSFI (và cả điểm IIEF của chóng).

Xem thêm:   Nên lựa chọn thuốc trị nám da nào an toàn hiệu quả cao?

Trong khi nghiên cứu của Lee TY ở Đài Loan lại cho thấy vô sinh có nguyên nhân nữ đơn thuần có liên quan với thỏa mãn tình dục thấp nhất ở cả 2 giới. Thời gian vô sinh là một yếu tố nguy cơ gây rối loạn tình dục nữ được báo cáo bởi vài nghiên cứu, trong đó Drossel A chỉ ra thời gian vô sinh 3 – 6 năm là nhóm có thỏa mãn tình dục thấp nhất trong cả 2 giới; Iris A thì thấy rằng giữa 3 nhóm thời gian vô sinh < 2 năm, 2 – 5 nằm, > 5 năm, khả năng rối loạn tình dục tăng dần theo nhóm có thời gian vô sinh kéo dài hơn; Đặc biệt báo cáo qua phân tích đa biến, thời gian vò sinh > 3 năm làm tăng nguy cơ rối loạn tình dục lên 1553,18 lần. Có tiền sử điều trị vô sinh trước đó, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị cao cũng được báo cáo là các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tình dục nữ.

Chức năng tình dục của chóng: là một yếu tố liên quan với rối loạn tình dục của vợ trong cặp vô sinh (và ngược lại). Nelson C] tìm thầy mồi tương quan của điểm IIEF ở choáng với điểm FSFI ở vợ (r=0,37,p < 001), trong 121 cặp vò sinh Mỹ. Kizilay F cũng có kết quả tương tự (với r = 0,182, p <0,05), trong 179 cặp vợ chồng vô sinh Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, nghiên cứu của Yeoh SH ở 150 người vợ và 119 người chóng trong các cặp vỏ sinh Malaysia, đã cho thấy chức năng tình dục của cặp vợ chồng vô sinh có liên quan với nhau “như một đôi găng tay hoàn hảo”, tổng điểm và điểm tất cả các nội dung của thang do IIEF đều tương quan có ý nghĩa thống kê với tổng điểm và điểm tất cả các nội dung của thang đo FSFI, tương quan của tống điểm I]EF và FS là r= 0,57, p<0001.

KẾT LUẬN

Rối loạn tình dục nữ cần được quan tâm khi tiếp cận điều trị vô sinh. Nhân viên y tế cần tầm soát các yếu tố liên quan, thường là da yếu tố, để hỗ trợ tư vấn can thiệp. Chăm sóc sức khỏe tình dục giúp tăng cường hiệu quả điều trị vô sinh cũng như giảm ảnh hưởng tiêu cực từ vô sinh, được xem là một phán trong chương trình chăm sóc tâm lý được định hướng bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm từng bước tiền tới tiếp cận toàn diện để quản lý vô sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ali Rezaei S, Ozgoli G, Majd HA (2018), “Evaluation of Factors Associated with Sexual Function in Infertile Women”, Int J Fertil Steril, 12(2):12S-129.
  2. Bakhtiari A, Basirat Z, Nasiri-Amiri F (2016), “Sexual dysfunction in women undergoing fertility treatment in iran: prevalence and associated risk factors’, J Rcprod Infcrtil, 17: 26-33.
  3. de Mendonca Carolina R, Arruda Jalsi T, et al. (2017), “Sexual dysfunction in infertile women: a systematic review and meta-analysis”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol,215:153-163.
  4.     Facchin FI, Somigliana E2, Busnelli A2, et al. (2019), “Infertility-related distress and female sexual function during assisted reproduction”, Hum Reprod, 34(6):106S-1073.
  5. Jannini EA, Buisson O, Rubio-Casillas A (2014), “Beyond the G-spot: clitourethrovaginal complex anatomy in female orgasm”, Nat Rev Urol, 11(9):531-8.
  6. Kucur SK, llay G, Aysenur A, et al. (2016), “Effects of infertility etiology and depression on female sexual function”, J Sex Marital Ther,42:27-3S.
  7. Liu,YuJ,Chen Y et al (2016), “Sexual function in cervical cancer patients: Psychometric properties and performance of a Chinese version of the Female Sexual Function Index”, European Journal Oncology Nursing, 20, p.p.24-30.
  8. Lo SS, Kok WM (2016), “Sexual functioning and quality of life ofHong Kong Chinese women with infertility problem”, Hum Fcriil (Camb), 19:268-74.
  9. Ozkan,Orhan,Aktas N,et al.(2016),”Sexual dysfunction and depression among Turkish women with infertile husbands: the invisible part of the iceberg”, In† Urol Nephrol, 48:31-6.
  10. .Samani RO, Amini P, Navid B, et al. (2019), “Prevalence of Sexual Dysfunction among Infertile Women in Iran: A Systematic Review and Meta-analysis”, Int J FriSkriel, 12(4):278-283.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Câu nào sau đây sai khi nói về vô sinh?

  1. Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sóng cùng nhau trên 12 tháng, quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn không có thai.
  2. Dựa vào tiền sử điều trị vô sinh, vô sinh được chia làm hai loại là nguyên phát và thứ phát.
  3. Nguyên nhân vô sinh có thể xuất phát từ phía người vợ, người chóng, cả hai vợ chồng hoặc chưa rõ nguyên nhân.
  4. Nguyên nhân vô sinh được chia thành nhiều nhóm như: rối loạn phóng noãn, giảm dự trữ buồng trứng bất thường vòi tử cung, bất thường âm đạo, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung, bất thường tinh trùng, rối loạn chức năng tình dục,…

Câu 2. Câu nào sau đây sai khi nói về mối liên quan giữa vô sinh và rối loạn chức năng tình dục nữ?

  1. Các yếu tố như thời gian vô sinh kéo dài, phương pháp điều trị vô sinh, kết quả điều trị thất bại đều có ảnh hưởng đến chức năng tình dục của cả hai giới.
  2. Hoạt động tình dục khi có mục đích chính là sinh sản được thực hiện theo lịch hơn là tự phát thường đi kèm cảm giác bị thúc ép, áp lực không còn quan tâm đến sự gợi tình và thỏa mãn lần nhau, bỏ qua sự tương tác về cảm xúc và thân mật.
  3. Đối tượng vô sinh tăng nguy cơ rối loạn tình dục do chịu nhiều áp lực tâm lý như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.
  4. Áp lực từ định kiến xã hội, thúc ép của gia đình và cảm xúc tiêu cực, sự thất vọng, loáng tuổi già không con cái là những yếu tố có thể gặp trong rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân vô sinh, ảnh hưởng đến chức năng tình dục.

Câu 3. Câu nào sau đây sai khi nói về rối loạn chức năng tình dục là hậu quả của chẩn đoán và điều trị vô sinh?

  1. Việc điều trị một số nguyên nhân vô sinh như tăng prolactin máu, cường giáp, suy giáp… có thể cải thiện khả năng sinh dục và tình dục.
  2. Sau khi điều trị IUI từ 3 chu kỳ thất bại trở lên, khả năng rối loạn tình dục cũng tăng lên.
  3. Hiện nay, test giao hợp mặc dù không phải là phương pháp điều trị phó biến, sống được ứng dụng tại nhiều trung tâm nhằm khảo sát chức năng tình dục trước khi điều trị vô sinh.
  4. Thụ tinh trong ống nghiệm với những chu kỳ theo dõi chặt chẽ, các can thiệp xâm nhập cùng tác dụng phụ của thuốc nội tiết có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục.

Câu 4. Câu nào sau đây sai khi nói về rối loạn chức năng tình dục nữ trong cặp vợ chồng vô sinh?

  1. Tỷ lệ rối loạn tình dục khá tương đồng trong các nghiên cứu tại nhiều khu vực trên thế giới.
  2. Đối với đánh giá chức năng tình dục ở nữ giới, kể cả trường hợp vô sinh, bộ công cụ FSFI của Rosen văn mang lại giá trị cao và chuẩn hoá.
  3. Trong đa số trường hợp vỏ sinh, giảm hưng phấn tình dục và đau khi giao hợp là hai triệu chứng phó biến nhất.
  4. Tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục của phụ nữ vô sinh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc.

Câu 5: Các yếu tố liên quan với rối loạn chức năng tình dục ở đối tượng vô sinh, ngoại trừ:

  1. Bạn tình và mối quan hệ với bạn tình.
  2. Hải vợ chóng lớn tuổi, thời gian kết hôn kéo dài mà vẫn chưa có con.
  3. Thời gian và tiền sử điều trị vô sinh nhiều lần thất bại.
  4. Nguyên nhân vô sinh như bất thường như bất thường tinh trùng hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, …

Nguồn: ÔNG CHÚ SÌN SÚ
Chuyên mục: Y tế, sức khỏe

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x