Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không? Phác đồ và giá thuốc chống phơi nhiễm HIV

Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không? Phác đồ và giá thuốc chống phơi nhiễm HIV

HIV không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Cần phải làm gì khi nghi ngờ mình đã phơi nhiễm HIV? Sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào? Bài viết dưới đây, Dược Sĩ Lưu Văn Hoàng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

Phơi nhiễm HIV là gì? Dự phòng lây nhiễm HIV

Phơi nhiễm HIV là gì?Phơi nhiễm HIV là gì?

Phơi nhiễm HIV là tình trạng niêm mạc hoặc da của người bình thường tiếp xúc với máu, mô hoặc dịch cơ thể của người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV (thuốc kháng HIV) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV. Việc điều trị dự phòng bằng thuốc ARV được sử dụng trong 2 trường hợp sau đây:

  • Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).
  • Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

PrEP là gì?

PrEP là gì?PrEP là gì?

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PrEP) là việc sử dụng thuốc ARV (thuốc kháng HIV) cho những đối tượng chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao nhằm mục đích dự phòng.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm có hiệu quả lên đến 97% trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục.

Đây là biện pháp dự phòng chủ động.

Tại sao nên sử dụng PrEP?

Sau khi uống, thuốc có tác dụng ngăn chặn không cho virus HIV xâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp virus xâm nhập vào cơ thể thì cũng không thể nhân lên, do đó, có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV.

Các đối tượng sử dụng PrEP nếu tuân thủ đúng và đủ hướng dẫn của chuyên gia y tế có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới hơn 90%.

Chỉ định và chống chỉ định PrEP

Chỉ định Chống chỉ định
HIV âm tính

Không có các triệu chứng của hội chứng HIV cấp

Người có nguy cơ cao nhiễm HIV, có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với từ 2 bạn tình trở lên (bao gồm cả quan hệ theo đường âm đạo và đường hậu môn)
  • Bạn tình có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ nguy cơ nhiễm HIV hay không
  • Bạn tình nhiễm HIV nhưng chưa điều trị ARV hoặc bạn tình đã điều trị ARV nhưng tải lượng HIV lớn hơn 200 bản sao/mL hoặc chưa xét nghiệm tải lượng HIV
  • Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) và vẫn có nguy cơ cao
  • Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích
  • Có chỉ định sử dụng PrEP
  • Mong muốn sử dụng PrEP và xét nghiệm HIV định kỳ
HIV dương tính

Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV

Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP

Không sử dụng phác đồ có TDF (Tenofovir disoproxil fumarate) cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 60 mL/phút hoặc cân nặng dưới 35kg

Các hình thức sử dụng PrEP đường uống

Các hình thức sử dụng PrEP đường uốngCác hình thức sử dụng PrEP đường uống

Hiện nay, có 2 hình thức sử dụng là PrEP hàng ngày và PrEP theo tình huống.

Xem thêm:   Có phải : đã dùng kháng sinh thế hệ 3,4 thì không quay về thế hệ 1,2 ?

PrEP hàng ngày

Đối tượng sử dụng PrEP hàng ngày là những người có đủ tiêu chuẩn đồng thời không nằm trong danh sách chống chỉ định sử dụng PrEP.

PrEP theo tình huống

Nam giới (có quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới), người chuyển nữ giới và không sử dụng hormone kèm theo:

  • Tần suất quan hệ tình dục trung bình < 2 lần mỗi tuần.
  • Dùng thuốc kháng HIV trong vòng 2 đến 24 giờ trước khi quan hệ tình dục.
  • Người có nhu cầu.

Không sử dụng PrEP theo tình huống cho các đối tượng sau:

  • Nữ giới.
  • Người chuyển giới nữ và đang sử dụng liệu pháp hormone.
  • Bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
  • Người tiêm chích ma túy.

Một số xét nghiệm cần thực hiện trong quá trình sử dụng PrEP:

  • Xét nghiệm HIV.
  • Xét nghiệm creatinin.
  • Xét nghiệm viêm gan B.
  • Xét nghiệm viêm gan C.
  • Xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Thử thai (nếu cần). 

Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trịPhác đồ điều trị

Có thể sử dụng một trong số các thuốc sau:

  • Tenofovir disoproxil fumarate/Emtricitabine (300mg/200mg).
  • Tenofovir disoproxil fumarate/Lamivudine (300mg/300mg).
  • Tenofovir disoproxil fumarate (300mg).

Một số lưu ý:

  • Chỉ sử dụng Tenofovir disoproxil fumarate/Emtricitabine (300mg/200mg) hoặc Tenofovir disoproxil fumarate/Lamivudine (300mg/300mg) cho trường hợp PrEP theo tình huống.
  • Tenofovir disoproxil fumarate chỉ sử dụng trong trường hợp không có 2 thuốc trên. Tenofovir disoproxil fumarate có thể sử dụng cho các đối tượng quan hệ tình dục khác giới và những đối tượng sử dụng chung bơm kim tiêm để tiêm chích.
  • Nếu không có chế phẩm phối hợp thì có thể sử dụng các dạng viên rời.

Liều lượng

PrEP uống hàng ngày PrEP uống theo tình huống
Mỗi ngày uống 1 viên

Nam quan hệ tình dục đồng giới theo đường hậu môn, lần đầu uống 2 viên, những lần sau uống mỗi ngày 1 viên0

Sử dụng thuốc Tenofovir disoproxil fumarate/Emtricitabine (300mg/200mg) theo công thức: 2 + 1 + 1

Liều đầu tiên uống 2 viên trước khi quan hệ từ 2-24 giờ

Uống viên thứ 3 sau 24 giờ so với liều đầu

Uống viên thứ 4 sau 24 giờ so với liều thứ hai

Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV trong bao lâu?

Đối với người có nguy cơ lây nhiễm HIV theo đường âm đạo hoặc đường máu PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng 21 ngày liên tục
Đối với người nam quan hệ tình dục chỉ qua đường hậu môn Trường hợp mỗi ngày uống 1 viên thì hiệu quả đạt được sau 7 ngày, nếu uống 2 viên Tenofovir disoproxil fumarate/Emtricitabine trước khi quan hệ 2-24 giờ  thì có hiệu quả sớm

Để đảm bảo an toàn:

  • Người quan hệ tình dục qua đường âm đạo và có nguy cơ lây nhiễm qua đường máu thì cần sử dụng hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
  • Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn thì cần sử dụng thuốc 2 ngày tiếp theo sau lần phơi nhiễm cuối cùng.

Một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng PrEP

Người chuyển giới nữ đang sử dụng hormone: Tenofovir disoproxil fumarate/Emtricitabine không ảnh hưởng đến nồng độ hormone nhưng hormone có thể giảm nồng độ của thuốc. Tuy nhiên, nếu dung thuốc hàng ngày thì thuốc vẫn ở liều có hiệu quả.

Phụ nữ có thai và cho con bú: Có thể sử dụng.

Người sử dụng ma túy: Cần tăng cường tư vấn.

Thanh thiếu niên có nguy cơ lây nhiễm cao: Tư vấn hỗ trợ sinh sản, hỗ trợ tuân thủ điều trị, tạo môi trường phù hợp, thoải mái.

Bệnh nhân viêm gan B: Không sử dụng PrEP theo tình huống.

Người đang điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: Đánh giá nguy cơ, xét nghiệm HIV nếu âm tính có thể sử dụng PrEP.

Ngừng sử dụng PrEP trong trường hợp nào?

Ngừng sử dụng PrEP trong trường hợp nào?Ngừng sử dụng PrEP trong trường hợp nào?

Các trường hợp ngừng sử dụng PrEP:

  • Xét nghiệm dương tính với HIV.
  • Không còn nguy cơ nhiễm HIV.
  • Không tuân thủ với phác đồ điều trị hoặc muốn ngưng sử dụng thuốc.

PEP là gì?

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) là sử dụng các thuốc kháng virus HIV cho những người bị phơi nhiễm với HIV.

Việt điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt, thuốc chống phơi nhiễm HIV 72 giờ không được sử dụng muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm.

Phơi nhiễm HIV có thể xảy ra trong môi trường làm việc hoặc ngoài môi trường làm việc.

Các dạng phơi nhiễm

Phơi nhiễm có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Kim tiêm đâm xuyên qua da trong các trường hợp như lấy máu xét nghiệm, làm thủ thuật, chọc dò, tiêm truyền,…
  • Máu hoặc chất dịch của người HIV dính vào vùng da bị tổn thương hoặc vùng niêm mạc (mắt, mũi, họng) của người bình thường.
  • Các vật sắc nhọn có dính máu, dịch cơ thể của người HIV gây ra những vết thương cho người bình thường.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm với người chích ma túy.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng mắc bệnh của họ.
  • Bao cao su bị rách trong khi quan hệ tình dục.
  • Bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
  • Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp như khi thi hành nhiệm vụ.
  • Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp tức là xảy ra phơi nhiễm nhưng không liên quan đến nghề nghiệp.
Xem thêm:   RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI VÀ RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT

Các bước xử lý vết thương sau phơi nhiễm

Bước 1: Xử lý vết thương Đối với tổn thương ở niêm mạc mắt: Sử dụng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt. Nên rửa liên tục trong vòng 5 phút, đối với trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng vòi nước để rửa mắt.

Đối với tổn thương trên da có chảy máu: Tiến hành rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng. Đối với trường hợp này, nên để vết thương tiếp tục tự chảy máu trong thời gian ngắn, tuy nhiên không được nặn bóp vết thương.

Đối với các tổn thương qua niêm mạc mũi, miệng: Tiến hành rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% liên tục nhiều lần.

Bước 2: Báo cáo người phụ trách tiến hành làm biên bản trong các trường hợp phơi nhiễm do nghề nghiệp Ghi đầy đủ thông tin của người phơi nhiễm trong Hồ sơ phơi nhiễm.

Ghi rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm, tiến hành đánh giá vết thương, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.

Sau đó, lấy chữ ký của người chứng kiến và người phụ trách.

Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm Việc đánh giá nguy cơ phơi nhiễm sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.

Phơi nhiễm có nguy cơ: Phơi nhiễm qua đường máu, qua niêm mạc (từ dịch âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ, dịch trực tràng hoặc dịch chứa máu có thể nhìn thấy được), vùng da có tổn thương hoặc có vết trầy xước. Vị trí bị tổn thương có thể là trực tràng, âm đạo, miệng, mắt, niêm mạc bị tổn thương, da. Các tổn thương càng rộng và càng sâu thì càng có nguy cơ nhiễm HIV cao.

Phơi nhiễm không có nguy cơ: Phơi nhiễm với dịch nôn, nước tiểu, dịch mồ hôi, nước bọt, nước mắt nếu không chứa một lượng máu có thể nhìn thấy được. Bên cạnh đó, trường hợp máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bước 4: Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây, tiến hành xét nghiệm nhiễm HIV của nguồn lây Trường hợp người phơi nhiễm dương tính với HIV: Tiến hành tìm hiểu các thông tin về điều trị HIV và đáp ứng của cơ thể đối với thuốc ARV

Trường hợp người phơi nhiễm không rõ tình trạng HIV: Lấy máu xét nghiệm nếu được

Trường hợp không thể xác định nguồn lây có nhiễm HIV hay không thì coi nguồn lây có nguy cơ và cần ghi rõ trong biên bản

Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm Tư vấn và hỗ trợ tâm lý, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính: người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ 

trước; tư vấn, chuyển họ đến cơ sở y tế để xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV ngay.

Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm Nguy cơ nhiễm HIV và vi rút viêm gan B, C

Lợi ích của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý đặc biệt với các trường hợp bị hiếp dâm

Tác dụng phụ của thuốc ARV

Triệu chứng của nhiễm HIV cấp: sốt, phát ban, nôn, thiếu máu, nổi hạch…

53

Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể 

làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy 

cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

Trường hợp không cần dùng PEP, người bị phơi nhiễm cần được tư vấn về việc 

hạn chế nguy cơ bị phơi nhiễm HIV trong tương lai. Dù không phải làm xét nghiệm 

HIV nhưng có thể xem xét nếu người bị phơi nhiễm mong muốn được xét nghiệm.

Bước 7 Kê đơn thuốc
Xem thêm:   Việt Nam có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới

Chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV

Không chỉ định PEP cho các trường hợp sau:

  • Nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.
  • Người bị phơi nhiễm đã dương tính với HIV.
  • Phơi nhiễm với nước mắt, nước tiểu, dịch nước bọt, mồ hôi là các yếu tố không có nguy cơ lây nhiễm.
  • Phơi nhiễm liên tục với HIV điển hình như các nhóm đối tượng: Quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng ít khi sử dụng bao cao su, người nghiện ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Đối với người trên 10 tuổi: Ưu tiên sử dụng TDF (Tenofovir) + 3TC (Lamivudine) (hoặc FTC (Emtricitabine)) + DTG (Dolutegravir). Có thể thay thế bằng TDF + 3TC (hoặc FTC) + LPV/r (Lopinavir + Ritonavir) hoặc TDF + 3TC (hoặc FTC) + RAL (Raltegravir).

Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Ưu tiên phác đồ AZT (Zidovudine) + 3TC + DTG hoặc ABC + 3TC + DTG hoặc TDF + 3TC + DTG. Có thể thay thế bằng AZT + 3TC + LPV/r hoặc AZT + 3TC + RAL.

Thời gian điều trị dự phòng cần phải sử dụng đủ 28 ngày liên tục.

Theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị, cần lưu ý:

  • Theo dõi các phản ứng phụ có thể xảy ra, trong trường hợp nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí.
  • Động viên, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.
  • Tiến hành thực hiện xét nghiệm HIV sau 1 tháng và 3 tháng kể từ thời điểm phơi nhiễm.
  • Tư vấn cho người bệnh những việc như hiến máu, quan hệ tình dục, nuôi con bú để đảm bảo an toàn.
  • Chỉ định sử dụng PrEP đối với những trường hợp có nguy cơ cao tái nhiễm sau khi ngừng điều trị PEP và xét nghiệm HIV âm tính.

Một số câu hỏi thường gặp

Điều trị phơi nhiễm HIV có khỏi không?

Người phơi nhiễm HIV có thể áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nhằm mục đích loại bỏ virus khỏi cơ thể. Do đó, trong các trường hợp phơi nhiễm, hãy bình tĩnh và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân.

Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày?

PEP là thuốc giúp người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV dự phòng được khỏi sự lây nhiễm. Tuy nhiên, bất kể loại thuốc nào cũng cần sử dụng đúng hướng dẫn và quy định để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả tối ưu.

Mục tiêu của việc sử dụng PEP là tiêu diệt virus và ngăn chặn sự gắn kết của nó với tế bào. Do đó, PEP được sử dụng càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không dùng bao cao su trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc. PEP nên được sử dụng ít nhất 28 ngày để đảm bảo hiệu quả dự phòng.

Sử dụng PrEP có cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Sử dụng PrEP có cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không?Sử dụng PrEP có cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không?

Việc sử dụng bao cao su vẫn cần thiết vì PrEP không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, đồng thời tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Giá thuốc chống phơi nhiễm HIV

Thuốc ngừa HIV 72 giờ giá bao nhiêu? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Hiện tại, các trường hợp phơi nhiễm HIV khi thực hiện nhiệm vụ sẽ được điều trị và sử dụng thuốc miễn phí.

Các trường hợp phơi nhiễm khác cần phải mua thuốc, giá thuốc sẽ phụ thuộc vào đơn vị sản xuất và tình hình của thị trường, thông thường giá thuốc chống phơi nhiễm HIV sẽ dao động khoảng 800.000 đến 2.000.000 đồng.

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu?Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu?

PrEP hiện nay được cung cấp tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nước. Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh, thành phố hoặc cơ sở điều trị HIV/AIDS của tỉnh, thành phố để biết thêm thông tin chi tiết.

Kết luận

HIV là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người gây ra bởi virus HIV. Việc sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV giúp đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cần tuân thủ việc điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Nguồn: ÔNG CHÚ SÌN SÚ
Chuyên mục: Y tế, sức khỏe

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x